Khối ngành Ngoại ngữ

Ngôn ngữ Pháp (Chuyên ngành Tiếng Pháp) 2022

Ngôn ngữ Pháp (Chuyên ngành Tiếng Pháp)

Ngành ngôn ngữ Pháp là chuyên ngành đào tạo về các kỹ năng, kiến thức sâu rộng của tiếng Pháp. Bên cạnh đào tạo về ngôn ngữ, ngành này còn giúp sinh viên trao dồi các kiến thức về kinh tế, thương mại và xã hội để đáp ứng yêu cầu của công việc sau này. Ngoài các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, sinh viên theo học ngành này còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, kỹ năng giải quyết tình huống hay kỹ năng thuyết trình.

Ngôn ngữ Pháp
Ngành Ngôn ngữ Pháp

Qua đó, tham gia học ngành tiếng Pháp không chỉ giúp người học thành thạo ngôn ngữ này mà còn có thể mở rộng hiểu biết về văn hóa, kinh tế của nước Pháp và tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử. Ngoài ra, hiện nay nước Pháp đang mở rộng nhiều chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Khi theo học ngành này, bạn hoàn toàn có cơ hội sang Pháp để du học và làm việc.

Các khối thi vào ngành ngôn ngữ Pháp là gì?

Để theo học ngành tiếng Pháp, có rất nhiều tổ hợp môn cho các sĩ tử lựa chọn. Cụ thể như sau:

  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Có thể thấy rằng, Tiếng Anh là môn học xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Như vậy, để đậu vào ngành này, trước tiên bạn phải học tốt môn tiếng Anh. Khi quyết định học một ngôn ngữ mới thì chắc hẳn các bạn cũng đã định hướng và đầu tư cho việc học tiếng Anh rồi đúng không? Ngoài ra, Ngữ văn cũng là một môn học quan trọng vì nó xuất hiện ở khá nhiều khối thi.

Còn nếu bạn đã học qua tiếng Pháp thì rất thuận lợi khi lựa chọn tổ hợp có tiếng Pháp. Thi đầu vào bằng tiếng Pháp thì bạn chỉ cần nắm các kiến thức cơ bản của ngoại ngữ này. Đừng lo lắng vì sau khi đậu vào trường thì sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn.

1. Về kiến thức

– Có kiến thức về nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn.
– Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt chuẩn B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu đối với ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, hoặc A2 đối với các ngoại ngữ 2 khác được dạy trong trường.
– Phát triển các kỹ năng thuyết trình, khả năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận … thông qua các hoạt động học ở trường.
– Nắm vững những kiến thức cơ bản về Văn hóa Việt Nam, qua đó phát huy ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa của dân tộc.
– Nắm vững kiến thức thực hành tiếng Việt.
– Nắm vững những kiến thức khái quát về đất nước và văn học ở những giai đoạn khác nhau của nước Pháp và một số nước khác trong Cộng đồng Pháp ngữ.
– Hiểu rõ những khái niệm cơ bản trong ngữ âm tiếng Pháp, các quy luật ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu để hoàn thiện mức độ chuẩn xác về phát âm của bản thân.
– Nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản của ngữ pháp và từ vựng tiếng Pháp trong thực hành giao tiếp và trong lĩnh vực chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu, kinh tế …
– Nắm vững và sử dụng tốt tiếng Pháp ở trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu.
– Có kiến thức cơ bản về dịch thuật (biên và phiên dịch).

2. Về kỹ năng

– Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho công việc thực tế.
– Có khả năng làm nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
– Có khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề trong công việc.
– Có khả năng tham gia vào các cộng đồng đa ngôn ngữ.
– Giao tiếp bằng tiếng Pháp (nghe, nói, đọc, viết) trôi chảy và phù hợp ở các tình huống công việc và giao tiếp xã hội (có thể vượt qua kỳ thi DELF cấp độ 4, tham chiếu tương đương trình độ B2, chuẩn Châu Âu CECR)
– Có kỹ năng phân tích các đặc trưng ngôn ngữ ở các bậc cấu trúc trên các bình diện ngữ âm, hình thái, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa và nhận diện các chuyển di từ các dị đồng giữa ngôn ngữ đích và tiếng mẹ đẻ

Ngôn ngữ Pháp
– Có kỹ năng biên dịch Pháp -Việt, Việt-Pháp các thể loại văn bản khác nhau.
– Vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm…
– Có khả năng tổ chức công việc theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học, tự tổ chức hoạt động làm việc cá nhân và theo nhóm.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao.
– Không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
– Biết tự đánh giá công việc, lập kế hoạch, có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, hoàn thành công việc đúng hạn.
– Thân thiện, đoàn kết, hợp tác với đối tác.
– Sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật;

4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

– Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ
– Các doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp.
– Các cơ quan phục vụ đối ngoại, các sở ngoại vụ…
– Làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên.
– Biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Pháp…
– Tham gia giảng dạy tiếng Pháp nếu học thêm và hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

5. Chuẩn đầu ra

Có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, năng lực trong lĩnh vực được đào tạo: cử nhân tiếng Pháp.

xem thêm: ngôn ngữ pháp có tương lai hay không

“Nguồn: trangedu”

Tin liên quan

Khoa ngoại ngữ trường Đại học kinh tế quốc dân

khoinn

Tuyển sinh ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại Đà Nẵng

khoinn

Tuyển sinh 2022 của Trường Đại học Kinh tế quốc dân có gì mới?

khoinn

Leave a Comment